Tây Tạng, với những phương trời mênh mông mây trắng và những hoang mạc bao la, vẫn như ẩn hiện mơ hồ sau lớp sương mù huyền thoại. Đó là xứ sở của thần thánh, là phương trời của huyền thuật, của huyền thoại, của những hóa thân … Tất cả vẫn mãi mãi lơ lững như những huyền án thơ mộng đối với đầu óc duy lý của con người, mà Alexandra David-Néel là một tác giả phương Tây hiếm hoi có đủ cơ duyên vượt qua để tìm đến với những phương trời bí ẩn.
“Không có lời nào có thể diễn tả được vẻ tôn nghiêm an nhiên, sự hùng vĩ kinh người, nét quyến rũ khó tin của cảnh vật muôn sắc muôn màu tại đất nước Tây Tạng. Thường thường, khi đi qua những vùng non cao hiu quạnh, ta có cảm giác như đang làm một tục khách xúc phạm đến vẻ tôn nghiêm kỳ vĩ. Bất giác, ta phải chậm chân lại, hạ thấp giọng, và những lời tạ lỗi như dâng lên trên môi để sẵn sàng thốt ra, ngay khi gặp một vị ẩn tu đầu tiên trên mảnh đất mà ta không được quyền xâm phạm.” (Trích từ bản dịch)
LỜI NGƯỜI DỊCH Từ hơn mấy ngàn năm qua, Tây Tạng vẫn luôn là vùng đất huyền bí có một sức hấp dẫn lạ thường đối với những tâm hồn thiết tha hướng đến chân lý và khát vọng tâm linh. Nằm chót vót trên nóc nhà của thế giới, Tây Tạng là nơi tụ […]
Hy Mã Lạp sơn: Phòng đợi của Tây Tạng – Cuộc tiếp xúc đầu tiên với đức Đạt-lai Lạt-ma – Trò chuyện với đức Đạt-lai Lạt-ma – Cái chết và thế giới bên kia, theo quan điểm của người Tây Tạng – Cuộc hành hương của người chết và những hiểm họa – Các thầy […]
Tự viện Podang – Thuật trừ tà và ban phúc – Người đối thoại với thế giới khác – Các pháp sư Tây Tạng – Một điềm tiên tri lạ thường – Âm nhạc của các lạt-ma – Vị pháp sư và “những cái bánh biết bay” – Tôi đã sống đời ẩn tu trên […]
Tự viện Tây Tạng lừng danh: Koum-Boum – Cái cây kỳ diệu – Đời sống trong tự viện – Lời dạy của bậc đạo sư lạt-ma – Phật sống. Rời Jigatzé và chốn ẩn tu, tôi băng qua Hy Mã Lạp sơn để trở về Ấn Độ. Thật đáng tiếc khi tôi phải rời bỏ […]
Giao dịch với ma quỷ – Bữa tiệc đẫm máu – Những kẻ “hớp hồn” – Con dao huyền bí – Xác chết dị thường – Quỷ nhập tràng – Giả làm pháp sư Tây Tạng là xứ sở của ma quỷ. Nếu căn cứ vào các truyền thuyết và tín ngưỡng dân gian, thì […]
Bất ngờ được một đạo sư nhận làm môn đồ, những năm tháng nhập môn tập luyện khổ cực, những thử thách mà một môn đồ phải trải qua cùng những tình huống đốn ngộ, ngần ấy thứ đủ để viết nên một cuốn tiểu thuyết đầy thú vị. Hàng trăm cuộc phiêu lưu kỳ […]
Những môn thể thao tâm linh – Những hành giả phiêu nhiên công – Sưởi ấm giữa tuyết lạnh không cần lửa – Truyền tin trong không khí Phiêu nhiên công Loung-gom (phiêu nhiên công)[1] là một danh từ chung được người Tây Tạng dùng để chỉ nhiều môn luyện tập khác nhau nhắm vào […]
Nhìn một cách tổng quát thì thế giới tôn giáo Tây Tạng được chia thành hai phái chính. Phái thứ nhất gồm những người bảo thủ, chủ trương cần giữ gìn nghiêm túc những giới luật thanh quy, xem đó là phương tiện để đạt đến giải thoát. Phái thứ hai gồm những người thiên […]
Trong các chương trước, tôi đã chỉ ra những sự kiện có thể được xếp vào loại những hiện tượng tâm linh. Trước khi kết thúc tác phẩm này, có lẽ tốt nhất là nêu lại chủ đề đó, bởi vì người Tây Tạng nổi tiếng là nhờ vào tín ngưỡng cho rằng những điều […]