Huỳnh Ngọc Chiến
Huỳnh Ngọc Chiến
Huỳnh Ngọc Chiến

Lai rai chén rượu giang hồ

Tiểu luận này gồm những bài viết của nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Chiến về nhân vật và các khía cạnh khác trong tác phẩm kiếm hiệp Kim Dung: “Kiếm cung ngang dọc, cuối đời/ Cuộc chơi còn lại đôi lời trúc tơ/ Lai rai chén rượu giang hồ!”.

Tác phẩm của Kim Dung làm cho người đọc say mê không chỉ ở cốt truyện hấp dẫn, nghệ thuật kể chuyện tài hoa, hoặc ở chỗ đưa người đọc đến với một thế giới rộng lớn bao la và thiên nhiên huyền bí, mà còn ở chỗ nó đặt ra những vấn đề trầm trọng cho tư tưởng”. Có mấy ai, sau khi đọc xong tác phẩm của Kim Dung có thể hiểu hết được những gì ông chuyển tải hay cũng chỉ cảm nhận được “một thế giới rộng lớn bao la và một thiên nhiên huyền bí” mà bỏ qua “những vấn đề trầm trọng cho tư tưởng”.

MỤC LỤC

DOWNLOAD

Lời tựa qua các lần in

Lời tựa lần in thứ nhất Tiểu luận này là tuyển tập những bài viết của tôi về Kim Dung, đăng trên các báo Kiến thức ngày nay, Pháp luật. Tôi có bổ sung thêm một vài bài, và có sửa chữa đôi chút cho phù hợp, khi in ra dưới dạng sách. Viết về […]

Tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung nhìn qua lăng kính triết học truyền thống phương Đông

Tại phương Ðông, triết học hoàn toàn không phải là những khái niệm xa lạ với cuộc sống, nó không tự đóng khung trong những tháp ngà để mọi người phải “kính nhi viễn chi“[1] mà trái lại nó hòa nhập vào tận từng hơi thở của cuộc sống thường ngày. Người phương Tây thường […]

Tản mạn về ảnh hưởng của kinh Kim Cương trong tác phẩm Kim Dung

Phật giáo Ấn Độ, khi được truyền bá vào Trung Quốc, đã tạo nên một cuộc hôn phối văn hóa vĩ đại trong lịch sử tư tưởng nhân loại. Cuộc hôn phối văn hóa Ấn − Trung kỳ diệu đó đã đẩy cõi nguồn tư tưởng Trung Quốc lên một cung bậc thượng thừa để […]

Tình yêu : mệnh đề phụ trong tác phẩm Kim Dung

Mỗi khi nói đến truyện võ hiệp, người ta thường nghĩ cảnh binh đao sát phạt, mọi việc đều có thể được giải quyết bằng võ công. Thế nhưng trong tác phẩm Kim Dung thì tình yêu lắm khi lại đóng vai trò chủ đạo. Nó điều hoà, dung hợp và đôi lúc cứu vãn […]

Nghi vấn đạo lý qua kiến giải Kim Dung

Vào sớm mai đẹp trời, một chàng trai khôi ngô tuấn tú từ biệt sư phụ hạ sơn. Con đường hành đạo của chàng đang mở ra trước mắt với lời dặn dò của sư phụ − thường là bậc cao nhân tuyệt thế qui ẩn chốn lâm tuyền hay bậc kì nhân dị sĩ […]

Lai rai chén rượu giang hồ

Núi hùng vĩ điệp trùng, cao phong tiếu bích vươn đến trời xanh, nhưng núi đẹp là nhờ mây. Sông mênh mông bát ngát, uốn khúc lượn lờ hay cuồng nộ thét gầm, nhưng sông linh là nhờ có giao long, thủy quái. Rừng bạt ngàn huyền bí nhưng rừng thâm u quyến rũ là […]

Thử nhìn thế giới Kim Dung qua triết học hiện sinh

Nếu như có một phép lạ nào đó khiến cho tất cả các nhân vật của Kim Dung được sống thực và đi vào cuộc đời, thì ắt hẳn ta sẽ chứng kiến được một thế giới vô cùng sinh động với đủ các thành phần của cuộc sống. Từ tăng ni đạo tục đến […]

Nhiệm màu hai chữ Cơ Duyên

Một trong những cây trụ khổng lồ chống đỡ toà lâu đài minh triết Phật giáo là giáo lý Duyên Khởi. Triết học Phật giáo chia ra thành nhiều loại duyên khởi như : Nghiệp cảm duyên khởi, A lại da duyên khởi, Chân như duyên khởi và Pháp giới Duyên khởi. Nhưng dù có […]

Võ học : đường về tâm pháp

Thế giới ngoại tại vốn cực kỳ phồn tạp, muôn vẻ nghìn màu và không ngừng biến động. Vạn hữu luôn trôi chảy như dòng thác đổ, luôn biến dịch trong từng mỗi sát na. Thế giới sâm la vạn tượng ở sát na này đã khác với cái thế giới trong một sát na […]

Suy ngẫm về “dạy và học” trong tác phẩm Kim Dung

“Con người ta học tập, ấy có nghĩa rằng nó đưa dẫn cái làm và cái không làm của mình vào trong cõi tương ứng với cái gì hằng hằng mỗi mỗi là hiển lộ cái cốt yếu tinh hoa.” Martin Heidegger – Sao gọi là suy tư (Bùi Giáng dịch, Mùa hè sa mạc, […]