Kính tặng Thầy Thanh Hải (ngày Nhà giáo việt Nam 20-11-2020) Năm học lớp ba có lẽ là năm học đáng ghi nhớ trong đời tôi. Tôi xin phép các bạn đọc bỏ qua những điều hơi mang tính riêng tư dưới đây, nhưng tôi muốn ghi nhớ lại hình ảnh một người Thầy hồi […]
Trước 1975, là một bác sĩ nhi khoa, nhưng anh vẫn nổi tiếng với tư cách là thi sĩ : nhà thơ Đỗ Nghê. Những thập niên sau 1975, anh lại được biết đến như vị thầy của nhiều bác sĩ. Nhưng giờ đây, khi nhắc đến tên anh thì một Đỗ Hồng Ngọc thuộc […]
Thật khó lòng tưởng tượng khối năng lượng khổng lồ được giải phóng từ hai quả bom nguyên tử kinh người tại Hiroshima và Nagasaki lại bắt nguồn từ công thức vật lý chỉ có vỏn vẹn năm ký tự E=mc2. Cũng thế, thật khó lòng tưởng tượng toàn bộ khối kinh sách đồ sộ […]
Ông là một kẻ tài hoa thuộc nòi “Nhất phiến thiên cổ lụy” nên cuốn tự truyện Đoạn Hồng Linh Nhạn Ký gần như là cuốn sổ đoạn trường làm tan nát lòng người. Tác phẩm này của đại sư Tô Mạn Thù đã từng xuất hiện ở Việt Nam qua bản dịch với nhan […]
Anh là một thi sĩ tài hoa mà uyên bác, thuộc nòi Tô Mạn Thù của miền Nam. Không biết trong đời anh có một Tuyết Mai hay một Tĩnh Tử nào như Tô Mạn Thù hay không để anh có thể viết nên những dòng thơ cháy bỏng tâm can. Về thăm nhà cũ […]
Ông là một thi sĩ Bồ Tát kỳ diệu của phương Tây. Ngôn ngữ trong thơ ông thiên biến vạn hóa như mây trời, cuồn cuộn như ngôn ngữ kinh Hoa Nghiêm, tràn đầy những điệp hưởng hoa âm, vi diệu như hải triều âm, lại đơn sơ như những bài hát trong Kinh Thi. […]
Ông là thi sĩ kỳ diệu có tầm hồn tài hoa thượng đạt của xứ sở Ba Tư đầy huyền thoại. Dù là một nhà thiên văn học, toán học xuất sắc nhưng ông lại mang một tâm hồn thơ nhạc mênh mông. Có lẽ trong những đêm theo dõi bầu trời với muôn vì […]
Bùi Giáng là một hiện tượng kỳ lạ nhất trong lịch sử văn học Việt Nam, nên viết về ông, dù ca ngợi hay công kích, đối với tôi, gần như là điều bất khả. Tập tiểu luận này − tạm gọi thế − chỉ gồm những bài tôi viết về ông, được đăng rải […]
(Kỷ niệm 10 năm ngày mất của thi sĩ Bùi Giáng 7.10.1998 – 7.10.2008) Điều suy tư của một nhà tư tưởng chỉ được vượt qua khi mà phần vô ngôn, phần vô suy tư trong tư tưởng của ông ta được trả về chân lý sơ nguyên của nó[i]. (M. Heidegger, Was heißt Denken?) […]
C’est seulement dans la mot, dans la langue, que les choses deviennent et sont. C’est pourquoi aussi le mauvais usage de la langue dans la simple bavardage, dans les slogans de la phrasésologie, nous fait perdre la relation authentique aux choses. (Chỉ trong từ, trong ngôn ngữ mà sự vật mới trở thành và hiện […]