Huỳnh Ngọc Chiến
Huỳnh Ngọc Chiến
Huỳnh Ngọc Chiến

Hương Thiền Qua Tiếng Trúc

Phương Đông từ ngàn xưa vẫn mãi mãi là cõi u huyền đầy bí ẩn, với những phương trời lồng lộng của thi ca và tư tưởng. Người đời sau đi vào những phương trời đó thường dễ bị lạc lối. Vì đạo, như những con đường rừng, cứ dẫn ta vào những chốn huyền lâm. Mười mấy năm dùi mài kinh sách vẫn không thấy được đường vào. Để rồi, vào một sớm mai, chợt nhìn một đóa hoa đào nở hay nghe một tiếng sỏi chạm vào thân trúc khiến bao kiến thức phù hoa rơi lả tả.

Làm kẻ hậu học, tôi cũng đã lắm phen mò mẫm vào chốn ấy, nhưng không dám vào sâu vì sợ lạc lối. Chỉ biết cố tĩnh tâm để lắng nghe một tiếng suối chảy, dõi nhìn một chiếc lá bay… Đôi khi lắng nghe ra được tiếng sỏi chạm thân tre!

Tiếng suối đó chưa hẳn đã là tiếng suối, chiếc lá bay kia chưa chắc đã là chiếc lá bay, tiếng sỏi chạm thân tre chưa chắc đã là tiếng sỏi. Nhưng tôi vẫn xin được đem những gì mình lắng nghe được, chắc chắn hãy còn thiếu sót và rời rạc, để bài trí cho những bài viết nhỏ này và đặt tên là Trúc thanh tập. (Lời tựa)

MỤC LỤC

DOWNLOAD

Sư tử và Linh cẩu

Đây là hai câu thực của một trong các bài tán của Phật Quốc thiền sư trong “Văn Thù chỉ nam đồ tán” tán thán hình ảnh thượng thừa thù thắng của Bồ Tát Văn Thù trong Hoa Nghiêm kinh. Kinh ghi rằng sau khi đức Phật thuyết xong trong rừng Sa La, thính chúng […]

Duy TUỆ thị nghiệp

Tư tưởng đức Phật như một buổi đại yến tiệc, mà nói như nhà thơ Bùi Giáng, chỉ cần một hạt cơm thừa trên bàn tiệc đó cũng quá đủ để chúng ta thụ dụng suốt bình sinh. Điều đó ta càng dễ dàng cảm nhận, khi đi sâu vào thế giới kinh điển Phật […]

Đừng đi theo bước Như Lai

Nhan đề bài viết dễ dàng gợi ta nhớ đến câu thơ quen thuộc trong chốn Thiền lâm. Hưu hướng Như Lai hành xứ hành! Theo Thiền uyển tập anh thì thiền sư Quảng Nghiêm đời Lý được cho là tác giả bài kệ nổi tiếng sau đây: Ly tịch phương ngôn tịch diệt khứ, […]

Tản mạn về tâm và vật từ phần mềm Excel

Mối quan hệ giữa Tâm và Vật là chủ đề quá lớn, không phải là nội dung của bài này. Người viết chỉ muốn ghi lại một cảm nhận nhỏ trong những lần thao tác trên máy tính, cụ thể là với phần mềm Excel, và gặp một lỗi rất thông thường. Từ thông báo […]

Chữ “NHẪN” trong kinh Phật

Chữ nhẫn từ ngàn xưa, trong văn hóa phương Đông, vẫn luôn được ca ngợi là phương châm thần hiệu trong việc đối nhân xử thế, là cánh cửa dẫn đến mọi đức hạnh. Dân gian ta thường nói “Một câu nhịn là chín câu lành” hay “Chữ nhẫn là chữ tương vàng, ai mà […]

Diệu nghĩa chữ « KHÔNG »

Yêu chân lý có nghĩa là chịu đựng được hư không, và do đó, chấp nhận cả cái chết. Chân lý luôn nằm cận kề bên cái chết. (Aimer la vérité signifie supporter le vide, et par la suite accepter la mort. La vérité est du côté de la mort – Simone Weil ) Triết học […]

Cảm nhận từ sự im lặng

Ai có thể im lặng được sự Im Lặng, một cách giản đơn bình dị? Điều đó hẳn sẽ là Điệu Nói chân chính … và là khúc khai tấu hằng cửu cho cuộc song thoại chân chính về ngôn ngữ. Martin Heidegger (1) Trong lịch sử tư tưởng và tôn giáo của nhân loại, […]

Diệu Quán Sát Trí : từ một góc nhìn

“Tôn giáo trong tương lai phải là một tôn giáo mang tầm vóc vũ trụ. Tôn giáo đó phải vượt lên trên một Thượng Đế được xây dựng theo hình ảnh con người, và tránh được giáo điều cùng thần học. Vì bao hàm được cả yếu tố tự nhiên và tinh thần, nó phải […]

Cảm nhận về Tịnh Độ tông

Tôi chỉ thực sự có ấn tượng sâu đậm với Tịnh Độ tông khi đọc cuốn Chu Dịch thiền giải của Trí Húc đại sư, đến lời chú giải hào thượng lục của quẻ Tuỳ : “Hào thượng lục âm nhu đắc chính, song cũng không có huệ lực, chỉ chuyên tu tập thiền duyệt […]

Đọc kinh sách với Tâm Kinh

Sư dĩ vong ngôn chân hữu đạo Ngã trừ sưu cú bách vô công  (Tô Đông Pha) Có những tác phẩm, ta viết về nó cả ngàn trang vẫn thấy thiếu, mà có khi một chữ lại thấy thừa. Bát nhã Tâm kinh là vậy. Viết về Tâm kinh bằng cái tục trí của chúng […]