Huỳnh Ngọc Chiến
Huỳnh Ngọc Chiến
Huỳnh Ngọc Chiến

Tinh Hoa Triết Học Vedanta

Lời dạy của đại sư là âm nhạc vĩ đại, câu văn thì mang phong cách nhạc Beethoven, tiết nhịp sôi động thì giống như hành khúc trong các bản đồng ca của Handel. Tôi không thể nào chạm vào những lời nói của ông, nằm rải rác trong những trang sách cách nhau đến ba mươi năm, mà lại không cảm thấy toàn thân chấn động, như bị điện giật vậy. Những sự chấn động tuyệt diệu, những cơn phấn khích ngất ngây dĩ nhiên phải được tạo ra, khi những lời nói cháy bỏng này được phát ra từ đôi môi của một vị anh hùng“.

Giới thiệu hay trình bày tư tưởng đại sư Vivekananda đều là việc làm phù phiếm và vô nghĩa, vì bản thân ông, cũng như tác phẩm và tư tưởng của ông, tự nó đã tỏa sáng rực rỡ như mặt trời. Chúng ta có nên dùng ánh sáng của cây đèn dầu để nhìn cho rõ ánh mặt trời? Cách hay nhất để tìm hiểu tư tưởng của đại sư Vivekananda là đọc trực tiếp tác phẩm của ông. Đọc những tác giả lớn như Krishnamurti hay Vivekananda, ta sẽ hiểu ra rằng những tác phẩm luận giải về tôn giáo, triết học nào mà không dựa trên sự thực chứng, dù người viết có là những học giả uyên bác nhất đi nữa thì đó cũng chỉ thuần là trò chơi của trí năng và ngôn ngữ, chứ chúng hoàn toàn không giúp được gì cho chúng ta về phương diện tâm linh, ngoài một đống khái niệm mà đôi khi người viết cũng chỉ biết nhại lại kinh điển hoặc nắm bắt một cách rất đỗi mơ hồ.

MỤC LỤC

DOWNLOAD

LỜI GIỚI THIỆU CỦA NGƯỜI DỊCH

Dịch một số tác phẩm kinh điển, với tôi, là cách để trả phần nào món nợ tinh thần – dù chỉ trong muôn một– đối với những vị đạo sư tâm linh phương Đông mà tôi có cơ duyên tìm học. Và suốt đời tôi, họ vẫn luôn như những ánh sao dẫn đường. […]

TIỂU SỬ ĐẠI SƯ VIVEKANANDA

CHRISTOPHER ISHERWOOD Vào một buổi sáng sớm tháng 9 năm 1893, một phụ nữ tên George W. Hale nhìn qua cánh cửa sổ từ căn nhà xinh đẹp của mình trên đại lộ Dearborn ở Chicago, và thấy một người đàn ông dáng vẻ phương Đông ngồi bên kia đường, đầu quấn khăn xếp và […]

1. JNANA- YOGA

SỰ CẦN THIẾT CỦA TÔN GIÁO THỰC TÍNH CỦA CON NGƯỜI MĀYĀ MĀYĀ VÀ SỰ TIẾN HÓA TRONG QUAN NIỆM VỀ THƯỢNG ĐẾ MĀYĀ VÀ TỰ DO CÁI TUYỆT ĐỐI VÀ SỰ BIỂU HIỆN THƯỢNG ĐẾ TRONG VẠN HỮU THỰC CHỨNG TÍNH THỐNG NHẤT TRONG ĐA THÙ SỰ TỰ DO CỦA LINH HỒN VŨ TRỤ […]

2. BHAKTI – YOGA

TRIẾT HỌC VỀ THẦN IŚVARA THỰC CHỨNG TÂM LINH : MỤC TIÊU CỦA BHAKTI-YOGA CẦN CÓ MỘT BẬC ĐẠO SƯ (GURU) PHẨM CHẤT CỦA NGƯỜI NHIỆT TÂM CẦU ĐẠO VÀ VỊ ĐẠO SƯ CÁC HÓA THÂN ÂM OM HUYỀN MẬT SÙNG BÁI VẬT THAY THẾ HAY NGẪU TƯỢNG PHÁP MÔN TU HỌC TU TẬP PHÁP […]

3. KARMA-YOGA

KARMA VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TRÊN TÍNH CÁCH AI CŨNG VĨ ĐẠI TRONG CHỨC VỊ CỦA CHÍNH MÌNH BÍ QUYẾT LÀM VIỆC BỔN PHẬN LÀ GÌ? CHÚNG TA TỰ GIÚP MÌNH, KHÔNG PHẢI GIÚP THẾ GIAN VÔ CHẤP LÀ VÔ NGÃ HOÀN TOÀN TỰ DO LÝ TƯỞNG CỦA KARMA-YOGA KARMA VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA […]

4. RAJA -YOGA

LỜI TỰA CỦA TÁC GIẢ LỜI GIỚI THIỆU NHỮNG GIAI ĐOẠN ĐẦU TIÊN PRĀNA PRĀNA TÂM LINH ĐIỀU KHIỂN PRĀNA TÂM LINH PRATYĀHĀRA VÀ DHĀRANĀ DHĀRANĀ VÀ SAMĀDHI RĀJA-YOGA TRONG TÍN NGƯỠNG GIỚI THIỆU CÁCH NGÔN YOGA CỦA PANTAJALI CHƯƠNG I CHÚ TÂM : TÁC DỤNG TÂM LINH CHƯƠNG II CHÚ TÂM – THỰC HÀNH […]