Huỳnh Ngọc Chiến
Huỳnh Ngọc Chiến
Huỳnh Ngọc Chiến

Tiểu Luận Bùi Giáng

Lời người viết: Bài viết với nhan đề này đã được đăng báo từ năm 1992, sau đó tạp chí Thời văn và Hợp Lưu đã sử dụng lại trong các số báo đặc biệt về Bùi Giáng. Trong bài viết có một chữ cốt yếu tôi nói về Bùi Giáng mà tạp chí Hợp Lưu in lộn nên gây ra ngộ nhận trầm trọng. Đó là chữ là “vô sư tự ngộ” (không thầy mà vẫn tự mình giác ngộ), nhưng bị đánh nhầm thành “vô sở ngộ” (không có sở ngộ nào) một cách cực kỳ tai hại! Vô tình những chữ này lại được dùng trong mục nêu những nhận định tiêu biểu về Bùi Giáng trong những bài viết phổ biến trên mạng, khiến tôi đau khổ và ray rức suốt bình sinh với vong linh trung niên thi sĩ. Nay điều kiện thời gian đã cho phép chúng ta ngồi với nhau để cùng nhìn lại chân dung Bùi Giáng, tôi xin đăng lại nguyên văn bài này để đính chính và cùng bạn đọc “giải oan” cho một nhà thơ kỳ ảo nhất nhân gian.

MỤC LỤC

DOWNLOAD

Đôi lời về Bùi Giáng

Bùi Giáng là một hiện tượng kỳ lạ nhất trong lịch sử văn học Việt Nam, nên viết về ông, dù ca ngợi hay công kích, đối với tôi, gần như là điều bất khả. Tập tiểu luận này − tạm gọi thế − chỉ gồm những bài tôi viết về ông, được đăng rải […]

Ngã ba ngôn ngữ

(Kỷ niệm 10 năm ngày mất của thi sĩ Bùi Giáng 7.10.1998 – 7.10.2008) Điều suy tư của một nhà tư tưởng chỉ được vượt qua khi mà phần vô ngôn, phần vô suy tư trong tư tưởng của ông ta được trả về chân lý sơ nguyên của nó[i]. (M. Heidegger, Was heißt Denken?) […]

Từ Phusis Heidegger đến “Tồn Lưu” Bùi Giáng

C’est seulement dans la mot, dans la langue, que les choses deviennent et sont. C’est pourquoi aussi le mauvais usage de la langue dans la simple bavardage, dans les slogans de la phrasésologie, nous fait perdre la relation authentique aux choses. (Chỉ trong từ, trong ngôn ngữ mà sự vật mới trở thành và hiện […]

Bùi Giáng và nỗi đau hội thoại

Bài viết cho KTNN nhân kỷ niệm 8 năm ngày mất Bùi Giáng (07.10.1998 – 07.10.2006 ) “Ils tous parlent de moi mais personne n’a aucune pensée pour moi” Tất cả bọn chúng đều nhao nhao nói về ta, nhưng chẳng có kẻ nào chịu vì ta mà suy tưởng (Ainsi parlait Zarathoustra– F.Nietzsche) Nếu […]

Bùi Giáng : “Cuồng Bồ Tát” của Non Nước Chúng Hương

Khoảng các năm 1956- 57, nhà sách Tân Việt miền nam cho ra đời một loạt các các cuốn sách biên khảo văn học: Một vài nhận xét về Kim Vân Kiều, Một vài nhận xét về Lục Vân Tiên, Một vài nhận xét về Chinh phụ ngâm, Giảng luận về Tản Đà Nguyễn Khắc […]

Cùng Bùi Giáng đọc truyện võ hiệp

Tưởng niệm hai nhà nghiên cứu Kim Dung kiệt xuất Bùi Giáng và  Đỗ Long Vân Nhan đề bài viết có thể khiến bạn đọc ngạc nhiên, vì nói đến Bùi Giáng, người ta thường nghĩ đến các trước tác đồ sộ của ông về thơ ca và triết học. Ông nổi tiếng ở nhiều […]

Dưới trăng quyên đã gọi … tòa thiên nhiên

Dưới trăng quyên đã gọi hè Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông Buồng the phải buổi thong dong Thang lan, rủ bức trướng hồng, tẩm hoa Rõ màu trong ngọc trắng ngà Rành rành sẵn đúc một Tòa Thiên Nhiên! Chắc chắn không có ai từng đọc Kiều lại không biết đến các […]

Một chút hồn quê trong thơ Bùi Giáng

Bùi Giáng xuất hiện trong nền văn hóa Việt Nam như một hiện tượng kì lạ và độc đáo gần như vô tiền khoáng hậu. Từ thuở sinh tiền cho đến khi ông nằm xuống, người ta đã nói, đã viết về ông quá nhiều. Và ắt hẳn người ta vẫn còn viết và còn […]

Bùi Giáng – Thi sĩ kì dị

Lời người viết: Bài viết với nhan đề này đã được đăng báo từ năm 1992, sau đó tạp chí Thời văn và Hợp Lưu  đã sử dụng lại trong các số báo đặc biệt về Bùi Giáng. Trong bài viết có một chữ cốt yếu tôi nói về Bùi Giáng mà tạp chí Hợp […]