Khi chưa nắm được bản chất tinh yếu của khoa học thì ta không thể khẳng định một cách mơ hồ rằng Phật giáo đáp ứng được yêu cầu của nó, dù ta có thâm hiểu Phật giáo sâu đến đâu. Cũng thế, nếu chưa nắm được giáo lý thâm huyền của đức Phật thì ta không thể nhìn thấy được mối quan hệ của nó với thế giới quan khoa học, dù ta có những kiến thức uyên bác về khoa học. Chỉ có những người thấu hiểu bản chất tinh yếu của khoa học lẫn Phật giáo mới có thể chỉ ra mối quan hệ giữa khoa học và Phật giáo một cách thấu đáo mà thôi. Một trong những người hiếm hoi đó là bác sĩ Paul Dahlke.
Vấn đề này nghiên cứu những câu hỏi liên quan đến sự phát khởi của thế giới nói chung và sự sống nói riêng, do đó đặt nền tảng trong trò chơi có phương pháp về hai điều phi lý đối chọi lẫn nhau. Nếu như nhà duy vật hỏi : “Sự sống đã đi […]
Sự kiện thế giới đồng thời tồn tại có liên quan sự hiện hữu như nhiên của nó, nghĩa là tồn tại như là ý tưởng của chúng ta. Mọi tính toán và lý thuyết về thế giới đều mang bản chất thứ yếu. Sự tồn tại của chúng là hoàn toàn bất khả nếu […]
Không cần chứng minh thêm, ta cũng thấy rõ rằng giáo lý về Nghiệp của đức Phật đã đem lại chất men cho nền luân lý hiện thực cũng như tôn giáo hiện thực. Luân lý và tôn giáo mang tính hiện thực khi chúng là chức năng nhận thức. Mọi nền luân lý đều […]